Siêu trăng cuối cùng của năm 2019 tối nay có gì đặc biệt?

Cập nhật, 20:07, Thứ Tư, 20/03/2019 (GMT+7)

Sự kiện siêu trăng cuối cùng năm 2019 có thể quan sát được trên bầu trời vào tối nay (20/3), trùng với thời điểm xuân phân bắt đầu.

Siêu trăng ngày 20/3 là hiện tượng siêu trăng lần thứ 3 và cũng là lần cuối cùng của năm nay. Lần đầu tiên là ngày 21/1 và lần thứ 2 - cũng là thời điểm siêu trăng lớn nhất và sáng nhất năm 2019 là ngày 19/2.

 Cảnh tượng siêu trăng năm 2019. Ảnh: NASA
Cảnh tượng siêu trăng năm 2019. Ảnh: NASA

là hiện tượng Mặt trăng đạt tới điểm gần Trái đất nhất trong quỹ đạo hình elip mà nó quanh Trái Đất hàng tháng. Điều này khiến cho Mặt trăng dường như lớn hơn và sáng hơn trên bầu trời đêm.

Trăng tròn ngày 20/3 có thể quan sát bằng mắt thường và không cần thiết bị gì đặc biệt. Mặt trăng sẽ đạt khoảng cách gần trái đất nhất - hay còn được biết đến là cận điểm vào lúc 19h47 phút (giờ GTM) nhưng Mặt trăng sẽ chưa tròn cho tới 1h43 phút (giờ GMT). Theo NASA, khoảng cách giữa mặt trăng và Trái Đất là 386.243 km nhưng ở tại vị trí cận điểm trong tháng này, Mặt trăng cách Trái đất khoảng 359.367 km.

Hiện tượng siêu trăng ngày 20/3 trở nên đặc biệt không chỉ vì nó là sự kiện siêu trăng cuối cùng của năm 2019 mà còn bởi nó trùng với thời gian xuân phân diễn ra. Xuân phân là thời điểm mà ngày và đêm ở xích đạo có độ dài bằng nhau.

Theo vòng quay của Trái đất quanh Mặt trời, mỗi năm sẽ có hai ngày “điểm phân”.

Ngày điểm phân vào tháng 3 là Xuân phân ở Bắc bán cầu và là Thu phân ở Nam bán cầu.

Điểm phân năm 2019 sẽ xảy ra vào 9h58 phút (giờ GMT), chưa đầy 4 tiếng trước khi hiện tượng siêu trăng diễn ra.

Hiện tượng trăng tròn tháng 3 đôi khi còn được gọi là hiện tượng "trăng giun" bởi theo dân gian, sự kiện này xảy ra vào thời điểm lớp băng trên mặt đất bắt đầu tan chảy và giun đất xuất hiện./.

Theo VOV.VN/NBC News