Phát hiện mới giúp sản xuất chai nhựa phân hủy sinh học từ cây gỗ

Cập nhật, 06:18, Thứ Bảy, 09/03/2019 (GMT+7)

Một vi khuẩn biến đổi gien có thể là chìa khóa để sản xuất nhựa phân hủy sinh học từ các cây thân gỗ. Các nhà nghiên cứu thuộc Trường ĐH Wisconsin-Madison vừa tìm ra cách độc đáo giúp điều chỉnh gien của vi khuẩn trong thực vật nhằm tạo ra chất thay thế mang gốc dầu thân thiện với môi trường.

Các chuyên gia phát hiện ra rằng, vật liệu lignin có thể dễ dàng được tiêu hóa bởi một loại vi khuẩn được tìm thấy trong đất, được gọi là N. Aromaticivorans.

Lignin là một phân tử lấp đầy khoảng trống giữa cellulose, một thành phần cấu trúc quan trọng của thành tế bào của cây xanh. Các chuyên gia phát hiện ra rằng vi khuẩn phát triển mạnh trong đất màu mỡ có thể chuyển đổi “hàng loạt hợp chất” trong tự nhiên.

Tác giả Miguel Perez nói: “Các vi khuẩn khác đã thử trước đây có thể tiêu hóa một số loại chất thơm được tìm thấy trong lignin. Khi chúng tôi phát hiện vi khuẩn này, nó đã khử rất tốt một loạt các hợp chất. Điều đó cho thấy vi khuẩn này rất
hứa hẹn”.

Vi khuẩn tiêu hóa thực vật bằng cách biến các hợp chất thơm có trong lignin thành một hóa chất có tên là 2-pyrone-4, axit 6-dicarboxylic hoặc PDC. Các nhà khoa học đã loại bỏ 3 gien từ N.

Aromaticivorans để biến PDC thành sản phẩm cuối cùng của quá trình tiêu hóa. Ngoài dầu mỏ, lignin là nguồn hợp chất thơm phong phú nhất trên hành tinh. PDC phân hủy tự nhiên trong môi trường và sẽ không lọc các hợp chất bắt chước hormone vào nguồn nước.

HẢI HUỲNH

(Nguồn: Mail Online/Science)