Da điện tử mới giúp bộ phận giả có cảm giác

Cập nhật, 16:31, Chủ Nhật, 01/07/2018 (GMT+7)

Một bộ phận giả được bọc trong da điện tử có thể cảm nhận xúc giác và sự đau đớn có thể giúp người tàn tật tránh thương tích.

Da điện tử mới giúp bộ phận giả có cảm giác
Da điện tử mới giúp bộ phận giả có cảm giác

Loại da này được gọi là e-dermis gồm một lớp cao su và vải mỏng bọc vừa các đầu ngón tay của một cánh tay giả và tạo ra xung điện. Những cú sốc nhỏ này bắn vào dây thần kinh ở cánh tay thật tiếp giáp để mô phỏng cảm giác thực sự khi chạm vào da điện tử tiếp xúc với vật thể.

Nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm e-dermis trên một người tàn tật (giấu tên)- đã mô tả trải nghiệm “như thể một cái vỏ rỗng được tràn ngập cuộc sống một lần nữa”.

Cảm giác đau rất quan trọng đối với một chi đầy đủ chức năng, vì cảm giác giúp chúng ta bảo vệ cơ thể khỏi những nguy hiểm.

“Tất nhiên, đau đớn rất khó chịu, nhưng nó cũng là một cảm giác cần thiết, bảo vệ xúc giác mất đi ở các bộ phận giả hiện đang có sẵn cho những người tàn tật”, nhà nghiên cứu dự án thuộc Trường ĐH John Hopkins, Luke Osborn cho biết.

Những tiến bộ trong các thiết kế và cơ chế kiểm soát chân tay có thể hỗ trợ khả năng lấy lại chức năng bị mất của một người tàn tật, nhưng chúng thường thiếu phản ứng hoặc cảm nhận xúc giác có ý nghĩa.

Nhóm nghiên cứu Trường Y John Hopkins ở Baltimore, Maryland đã sử dụng mạng lưới thụ thể cảm ứng phức tạp trên da người làm nguồn cảm hứng cho thiết bị của họ.

Cảm biến trong e-dermis kết nối với các dây thần kinh gốc của người đeo thông qua các điện cực đặt trên da, bắn tín hiệu theo cách tương tự như các dây thần kinh thực sự. Tùy thuộc vào mô hình xung điện được gửi bởi thiết bị, nó có thể truyền tải một loạt các cảm giác từ chạm nhẹ đến đau.

HẢI HUỲNH (nguồn: Mail Online/Science)