Mạng lưới phân phối máu hàng không độc lập đầu tiên trên thế giới

Cập nhật, 07:06, Chủ Nhật, 24/09/2017 (GMT+7)

Mạng lưới cung cấp bằng máy bay không người lái riêng biệt sẽ cung cấp máu trên toàn Thụy Sĩ bắt đầu hoạt động vào tháng tới. Mạng lưới gồm các “phi hành gia robot” bay vận chuyển mẫu máu và bệnh lý giữa các phòng thí nghiệm bệnh viện và phòng khám.

Các máy bay không người lái sẽ xuất phát từ các trạm, tự động thay thế pin và hàng hóa được đóng hộp trước khi bay và được lấy ra bằng điện thoại thông minh.

Các mẫu y tế có thể được chuyển tới các bệnh viện nội ô trong vòng 30 phút, Matternet- công ty thành lập mạng lưới tuyên bố.

Mỗi trạm có phần mềm giúp quản lý lưu lượng máy bay trong trường hợp đường hàng không đông nghẹt.

Nhà phát triển Matternet- trụ sở tại Menlo Park, California- cho biết họ có kế hoạch giải quyết những vấn đề trên tại các thị trường Anh và Đức tiếp theo nếu dịch vụ tại Thụy Sĩ được thực hiện tốt.

Andreas Raptopoulos- Giám đốc Điều hành của Matternet- cho biết: “Những loại chẩn đoán này cần được vận chuyển rất cấp bách và họ đang có nhu cầu. Họ phải đợi chuyển phát nhanh, đôi khi họ có thể sử dụng taxi làm việc này và khi bạn có một hệ thống như thế, độc lập và đáng tin cậy, nó hoàn toàn biến đổi các hoạt động”.

Matternet đã được cấp phép bay những chiếc máy bay không người lái ở những khu vực đông dân cư ở Thụy Sĩ hồi tháng 3, được cho là đầu tiên trên thế giới.

Công ty này đã tiết lộ các trạm Matternet của họ có màu trắng và có thể được bắt vít xuống mặt đất hoặc lên mái nhà của tòa nhà để gửi và nhận các gói hàng.

Người dùng vận hành hệ thống bằng ứng dụng điện thoại thông minh để tạo chi tiết lô hàng. Hàng giao được con người đặt vào một ngăn ở trạm. Sau đó, chúng sẽ tự động được đặt vào chiếc máy bay không người lái, có thể chứa đến 2kg.

Các gói hàng sau đó được đưa tới một trạm Matternet khác, nơi chúng có thể được truy cập bằng cách quét mã QR bằng điện thoại. Sau mỗi lần hạ cánh, máy bay robot đổi pin để đảm bảo được sạc đầy. Các robot bay có tốc độ tối đa 70 km/giờ.

HẢI HUỲNH (nguồn: Mail Online/Science)