Mức học phí các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và cao đẳng nghề công lập trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long

Cập nhật, 20:00, Thứ Tư, 10/08/2016 (GMT+7)

Nghị quyết quy định mức học phí các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và cao đẳng nghề công lập chưa tự đảm bảo kinh phí chi thường xuyên  và chi đầu tư trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long từ năm học 2016- 2017 đến năm học 2020- 2021 vừa được HĐND tỉnh thông qua. 

Mức thu  học phí cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp là 80%, cao đẳng nghề là 70% quy định của Nghị định 86 của Chính phủ là phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.

Cụ thể, quy định mức thu học phí (đào tạo theo chỉ tiêu  của tỉnh giao) như sau:

(ĐVT: 1.000đ/tháng/sinh viên)

Nhóm ngành nghề

Năm

học

2016­-

2017

Năm

học

2017-­

2018

Năm

học

2018-­

2019

Năm

học

2019-­

2020

Năm học 2020­2021

I. Hệ cao đẳng

 

1. Cao đẳng chuyên nghiệp

- Khoa học xã hội, kinh tế, luật; nông, lâm, thủy sản

432

472

520

568

624

- Khoa học tự nhiên; kỹ thuật, công nghệ; thể dục thể thao, nghệ thuật; khách sạn, du lịch

504

560

616

680

752

- Y dược

624

688

752

832

912

2. Cao đẳng nghề

- Khoa học xã hội, kinh tế, luật; nông, lâm, thủy sản

378

413

455

497

546

- Khoa học tự nhiên; kỹ thuật, công nghệ; thể dục thể thao, nghệ thuật; khách sạn, du lịch

441

490

539

595

658

- Y dược

546

602

658

728

798

II. Hệ trung cấp

 

1. Trung cấp chuyên nghiệp

- Khoa học xã hội, kinh tế, luật; nông, lâm, thủy sản

376

416

456

496

552

- Khoa học tự nhiên; kỹ thuật, công nghệ; thể dục thể thao, nghệ thuật; khách sạn, du lịch

440

488

536

592

656

- Y dược

544

600

664

728

800

Riêng đối với mức thu học phí (đào tạo ngoài chỉ tiêu của tỉnh giao) thực hiện theo phương thức giáo dục thường xuyên áp dụng mức không vượt quá 150% mức thu học phí quy định nêu trên tương ứng cùng trình độ đào tạo, nhóm ngành, chuyên ngành và nghề đào tạo tại cơ sở giáo dục.

Học phí đối với các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn khác được áp dụng thu theo sự thỏa thuận chi phí giữa cơ sở giáo dục và người học.

HỒ VĂN