Nhiệm vụ, quyền hạn của viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử

Cập nhật, 14:14, Thứ Ba, 11/07/2017 (GMT+7)

Xin cho biết, trong giai đoạn xét xử của tòa án thì viện kiểm sát có nhiệm vụ và quyền hạn gì?

Lưu Văn Hòa (Tam Bình)

Trả lời:

Điều 266 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm, viện kiểm sát có nhiệm vụ, quyền hạn: công bố cáo trạng, công bố quyết định truy tố theo thủ rút gọn, quyết định khác về việc buộc tội đối với bị cáo tại phiên tòa; xét hỏi, xem xét vật chứng, xem xét tại chỗ; luận tội, tranh luận, rút một phần hoặc toàn bộ quyết định truy tố; kết luận về tội khác bằng hoặc nhẹ hơn; phát biểu quan điểm của viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa; kháng nghị bản án, quyết định của tòa án trong trường hợp oan, sai, bỏ lọt tội phạm, người phạm tội; thực hiện, nhiệm vụ, quyền hạn khác khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm theo quy định của bộ luật này.

Khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử phúc thẩm, viện kiểm sát có nhiệm vụ, quyền hạn: trình bày ý kiến về nội dung kháng cáo, kháng nghị; bổ sung chứng cứ mới; bổ sung, thay đổi kháng nghị; rút một phần hoặc toàn bộ kháng nghị; xét hỏi, xem xét vật chứng, xem xét tại chỗ; phát biểu quan điểm của viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa, phiên họp; tranh luận với bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử phúc thẩm theo quy định của bộ luật này.

PHÒNG BẠN ĐỌC